Tên đăng nhập: Mật khẩu: Đăng ký || Quên mật khẩu
Lê Nhật Bảo's forum

Tư vấn pháp lý

TƯ VẤN PHÁP LÝ CHUYÊN NGHIỆP 24/24 LIÊN HỆ: 01688793966 MR. Lê Nhật Bảo.

You are not connected. Please login or register

Go downMessage [Page 1 of 1]

Sat Apr 14, 2012 8:49 pm
Admin
Admin

Câu hỏi 1: Luật Biển quốc
tế là gì? theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có
những vùng biển nào?
Trả lời:
a. Luật Biển quốc tế là gl?

Luật Biển quốc tế được hiểu một cách đơn giản nhất, là tổng hợp các qui phạm
pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên thế giới liên quan
đến biển.
Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (sau đây gọi tắt là
Công ước 1982), có hiệu lực năm 1994 và Việt Nam là thành viên của Công ước này
(Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức phê chuẩn ngày 23/6/1994), là một
văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn điện, bao quát những vấn đề quan trọng nhất về
chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định những quyền và nghĩa vụ
về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biển, không có biển, không phân biệt chế
độ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trình độ phát triển) đối với các vùng
biển thuộc phạm vi quốc tế, cũng như những vùng biển thuộc quyền tài phán quốc
gia.
b. Các vùng biển theo Công ước l982
Theo Công ước 1982, Việt Nam có quyền ở 5 vùng biển với phạm vi và chế độ pháp
lý khác nhau. Đó là: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp, Vùng đặc quyền về kinh
tế và Thềm lục địa. Tháng 5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố về
lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tháng
11/1982, Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Việt Nam. Hai văn bản qui phạm pháp luật nói trên, mặc dù ban hành trước khi
Công ước 1982 ra đời, nhưng đã phù hợp với Công ước, thể hiện được chủ trương,
chính sách của Nhà nước ta sớm nắm bắt tinh thần và xu hướng trong tiến trình
xây dựng Công ước từ trước đó.

Câu hỏi 2: Đường cơ sở Việt Nam được xác định như thế nào?
Trả lời:

Là đường cơ bản quốc gia ven biển có thể đơn phương xác định đùng làm căn cứ để
tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
Có hai loại đường cơ sở:
+ Đường cơ sở thông thường: Sử dụng ngấn nước triều thấp nhất ven bờ biển hoặc
đảo.
+ Đường cơ sở thẳng: Nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc
đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc
có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Việt Nam có chuỗi đảo dọc theo
bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng.
Năm 1982 Chính phủ ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa
Việt Nam, gồm 10 đoạn nối 11 điểm (trừ phần trong Vịnh Bắc bộ và vùng nước lịch
sử giữa Việt Nam và Campuchia do ta còn đàm phán phân định biển với Trung Quốc
lúc đó và chưa tiến hành đàm phán phân định biển với Campuchia).
Việt Namcũng không vạch đường cơ sở cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì
hai quần đảo này không được hưởng quy chế quốc gia quần đảo theo điều 46 của
Công ước này.

Câu hỏi 3: Thế nào là vùng nước nội thủy? Việt Nam có quyền gì trong vùng
nước nội thủy của mình?
Trả lời:

Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với Nội thủy, cũng như bầu trời
phía trên giống như trên lãnh thổ đất liền.
Vùng nước nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn
toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền đối với tàu thuyền cộng
đồng có tổ chức và đáp ứng các qui tắc riêng biệt.
Vùng nước nội thuỷ bao gồm: Các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh,
các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở đùng để tính chiều rộng
lãnh hải.

Câu hỏi 4: Lãnh hải là gì? Quy chế pháp lý của nó như thế nào?
Trả lời:

Lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở,
có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải
là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia
khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng
giao thông biển của nước ven biển.
Lãnh hải của nước CHXHCN Việt Namrộng 12 hải lý theo tuyên bố năm 1982 của
Chính phủ Việt Nam.

Câu hỏi 5: Thế nào là vùng tiếp giáp lãnh hải? Chế dộ pháp lý vùng nước này
như thế nào?
Trả lời:

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với
lãnh hải, rộng 12 hải lý tính từ danh giới ngoài của lãnh hải, hợp với lãnh hải
Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Trong vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền
qui định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ
về nhập cư, thuế khóa, y tế, thậm chí cả an ninh, xảy ra trong lãnh thổ hay
lãnh hải của mình.



Muốn xem nữa
thì liên hệ qua điện thoại hoặc email nha.
https://tuvanluat.forumvi.net

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Admin

Back to topMessage [Page 1 of 1]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết mới cùng chuyên mục

      Quyền hạn của bạn:

      You cannot reply to topics in this forum